Effervescent Bones Joints

Làm gì để ngăn bệnh xương khớp xuất hiện sớm ở tuổi 35?

NGUYỄN THỊ GIANG 23 May, 2025

Xương khớp là một căn bệnh phổ biến không chừa bất kỳ ai, và tuổi đời càng cao thì nguy cơ mắc bệnh xương khớp càng tăng. Hiện nay, hơn 30% người trên 35 tuổi và 60% người trên 65 tuổi mắc bệnh xương khớp ở Việt Nam. Đặc biệt, bệnh xương khớp đang có xu hướng trẻ hoá và tỉ lệ số người mắc bệnh cao hơn đối với dân văn phòng từ 35-45 tuổi.

Xương khớp là một căn bệnh phổ biến không chừa bất kỳ ai, và tuổi đời càng cao thì nguy cơ mắc bệnh xương khớp càng tăng. Hiện nay, hơn 30% người trên 35 tuổi và 60% người trên 65 tuổi mắc bệnh xương khớp ở Việt Nam. Đặc biệt, bệnh xương khớp đang có xu hướng trẻ hoá và tỉ lệ số người mắc bệnh cao hơn đối với dân văn phòng từ 35-45 tuổi.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các “bệnh văn phòng” như đau lưng, đau vai gáy, nhức tay, thoái hóa đốt sống cổ, bệnh viêm khớp ống tay và bệnh đau khớp gối là do những người làm văn phòng đa phần ít vận động, chỉ ngồi yên ở một vị trí trước máy tính trong thời gian dài. Tư thế trong quá trình ngồi làm việc không đúng cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hoá khớp.

Mặt khác, do môi trường làm việc, dân văn phòng thường không được hấp thu đủ ánh nắng mặt trời, hấp thụ Vitamin D vì đa phần chỉ ở trong nhà, ít khi ra ngoài trời. Và với chế độ ăn uống không điều độ, việc cơ thể bị thiếu canxi làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của cơ – xương – khớp là điều khó tránh khỏi.

Tác hại của bệnh khớp làm bạn luôn cảm thấy đau nhức, uể oải mà mệt mỏi cả ngày. Các khớp nhỏ có thể bị sưng tấy và đau, và những khớp lớn hơn cũng có thể bị ảnh hưởng. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ mà người bệnh có các biểu hiện khác nhau, như xương bị đau nhức, đi đứng không được mà ăn ngủ cũng không yên giấc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nếu bệnh nặng còn có nguy cơ làm cho tàn phế.

Tuy nhiên, khác với người già, bệnh nhân bị thoái hóa khớp khi còn trẻ vẫn có cơ hội để phục hồi, do xương khớp chưa bị tổn thương nhiều. Nếu hoạt động thể lực nhẹ và nâng dần mức độ, kết hợp chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho sụn và tránh các thói quen ngồi xổm, leo cầu thang, khiêng vác nặng… thì các tổn thương khớp có thể phục hồi.

Đối với người phải ngồi nhiều như giới văn phòng, cần nghỉ giải lao, nên vận động nhẹ sau 30 – 45 phút ngồi lâu, ngồi đúng tư thế tránh bị vẹo xương, hay biến dạng xương. Bên cạnh đó, nên có chế độ luyện tập thể dục thể thao ít nhất 3 lần/tuần hoặc luyện tập nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, sẽ vừa tốt cho hệ tim mạch và tốt cho hệ cơ xương khớp.

Hơn nữa, cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ ngay từ khi chưa xuất hiện các dấu hiệu đau khớp để tránh bệnh phát triển. Một chế độ ăn cân bằng đầy đủ các chất giúp cơ thể hoạt động bình thường, và ít bị lão hóa do tuổi tác. Và các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi, omega 3, omega 6 sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm thoái hóa.

Bạn đang xem: Làm gì để ngăn bệnh xương khớp xuất hiện sớm ở tuổi 35?
Bài trước
Viết bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách so sánh
Liên hệ